Từ hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật của Dự án Rau an toàn Bình Định (Sở NN&PTNT), nông dân các nhóm cùng sở thích trong tỉnh từng bước xây dựng mô hình tưới mới, tưới tiên tiến và tiết kiệm nước. Vụ rau hè năm nay, gia đình ông Đào Thanh Thung, ở khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn thí điểm xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm trên 450 m2 ruộng khổ qua. Theo đó, ông Thung đầu tư khoảng 2 triệu đồng lắp đặt hệ thống ống tưới, ống dẫn trên các luống; thay vì phủ bạt ny lông nay chuyển sang phủ rơm rạ trên luống.
Ông Thung cho biết: Mới bắt đầu cũng cập rập lắm nhưng nhờ hướng dẫn của cán bộ ngành Nông nghiệp, thông tin từ các lớp tập huấn Dự án Rau an toàn Bình Định nên vừa làm vừa điều chỉnh, tôi quen dần. Điểm dễ thấy nhất của mô hình này là tưới đúng liều lượng, đáp ứng nhu cầu nước của cây trồng. So sánh như vậy để dễ thấy, cùng trên một diện tích, trước đây nếu tưới kiểu cũ phải mất 45 phút mới xong; vì tưới tràn nên cây thừa, cây thiếu, có vùng bị nhũn nước, có vùng lại khô… vừa lãng phí, tốn công sức. Tưới nhỏ giọt chỉ mất khoảng 30 phút, ở mỗi vị trí tưới khi Ông Thung cho biết: Mới bắt đầu cũng cập rập lắm nhưng nhờ hướng dẫn của cán bộ ngành Nông nghiệp, thông tin từ các lớp tập huấn Dự án Rau an toàn Bình Định nên vừa làm vừa điều chỉnh, tôi quen dần. Điểm dễ thấy nhất của mô hình này là tưới đúng liều lượng, đáp ứng nhu cầu nước của cây trồng. So sánh như vậy để dễ thấy, cùng trên một diện tích, trước đây nếu tưới kiểu cũ phải mất 45 phút mới xong; vì tưới tràn nên cây thừa, cây thiếu, có vùng bị nhũn nước, có vùng lại khô… vừa lãng phí, tốn công sức. Tưới nhỏ giọt chỉ mất khoảng 30 phút, ở mỗi vị trí tưới khi cần có thể điều chỉnh tưới chính xác lượng nước cây trồng cần, nước thấm sâu lại đều.
Cùng với việc thực hiện tưới tiết kiệm nước, ông Thung áp dụng kỹ thuật canh tác hợp chuẩn VietGAP trong quá trình sản xuất, sử dụng một số phế, phụ phẩm nông nghiệp đưa vào sản xuất kết hợp với cải tạo đất hiệu quả.
Năm 2021 Văn phòng Dự án Rau an toàn Bình Định đã hỗ trợ nông dân các nhóm cùng sở thích xây dựng thí điểm 4 mô hình tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước đơn giản do Viện nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm NewZealand (PFR) biên soạn và chuyển giao. Kết quả đánh giá 4 mô hình tưới này đều mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân; giảm chi phí đầu tư về lâu dài so với cách tưới truyền thống.
Ông Nguyễn Mạnh Đôn, phụ trách kỹ thuật HTXNN Phước Hiệp, chia sẻ, hệ thống và phương pháp tưới mới giúp nông dân giảm sức lao động, giảm thời gian trên đồng ruộng; độ ẩm của đất vừa đủ giúp rau sinh trưởng tốt; giảm lượng nước tưới so với cách tưới cũ. Việc áp dụng cách tưới mới giúp đất đai đủ ẩm, tơi xốp, phù hợp để bà con luân canh, xen canh giữa các vụ rau hiệu quả.
Theo đánh giá từ Trung tâm Khuyến nông – đơn vị được “đặt hàng” thí điểm các mô hình tưới, hệ thống tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước từng bước giúp nông dân quản lý tốt hơn nguồn nước phục vụ tưới tiêu. Quá trình thí điểm mô hình, cán bộ khuyến nông đứng chân địa bàn hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới; chuyển giao kỹ thuật xác định độ ẩm bằng phương pháp cảm quan cho bà con, từ đó giúp nông dân đưa ra kế hoạch tưới phù hợp nhằm đảm bảo tiết kiệm nước tưới và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất Rau an toàn ./.
Nguồn: snnptnt.binhdinh.gov.vn