Chương trình Tương lai xanh với chủ đề Quản lý rừng bền vững – Ứng phó với biến đổi khí hậu

Để thực hiện cam kết toàn cầu đưa phát thải ròng bằng không vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, Việt Nam là 1 trong số các quốc gia hành động ngay lập tức để giảm phát thải CO2 rất nhiều ngành trong đó ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, thông qua nhiều chương trình trồng rừng phục hồi chuyển đổi từ rừng trồng gỗ chu kỳ ngắn chưa được cấp chứng chỉ sang mô hình quản lý rừng bền vững rừng gỗ lớn chất lượng cao được cấp chứng chỉ FSC.

Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng Chương trình Tương lai xanh với chủ đề quản lý rừng bền vững – ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Tại Việt Nam, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là một trong năm lĩnh vực của Kế hoạch hành động quốc gia về giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Quản lý tài nguyên bền vững đòi hỏi phải có sự cam kết và năng lực của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các kế hoạch sử dụng đất và rừng.

Năm 1998 Việt Nam đã tham gia vào quá trình quản lý rừng bền vững chương trình hành động quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng quản lý bền vững tài nguyên rừng bảo tồn và nâng cao trữ lượng Carbon rừng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2012 là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu góp phần đạt mục tiêu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng nâng độ che phủ của rừng của cả nước lên trên 42%.

Mục tiêu, chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng biến đổi khí hậu và phát thải khí CO2 có liên quan đến mất rừng và suy thoái rừng. Theo Uỷ ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu mỗi năm có 1,5 tỷ tấn CO2 phát thải trên toàn cầu. Quản lý rừng bền vững là biện pháp thực thi cam kết có trách nhiệm của Việt nam với cộng đồng quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất rất nhiều diện tích rừng tự nhiên đã và đang được bảo vệ có thêm tiềm năng lớn để hấp thụ Carbon.

Quản lý rừng bền vững vừa đảm bảo đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng không làm suy giảm mà còn nâng cao giá trị của rừng cải thiện sinh kế bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và chống biến đổi khí hậu

Nguồn: suckhoedoisong.vn