Nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường

Cá được nuôi mật độ vừa phải trên biển thân thiện với mô trường. Ảnh: National Geographic.

Thủy sản được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai do sự gia tăng dân số toàn cầu và diện tích đất cho nông nghiệp ngày càng hạn chế.

Tiềm năng ngành thủy sản

Như hiện tại, ngành thủy sản tạo ra 52% sản phẩm được tiêu thụ trên toàn cầu. Trong đó nuôi trồng thủy sản biển tạo ra gần 37.5% sản lượng trên. 

Mặc dù so với các sản phẩm tương tự được nuôi trên đất liền, sản phẩm nuôi trồng thủy sản biển có thể mang lại lựa chọn thân thiện với khí hậu hơn – lượng phát thải khí nhà kính (GHG) thấp hơn. Một nhóm nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng nuôi trồng thủy sản thâm canh phát thải thấp là chìa khóa để duy trì quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thân thiện với môi trường. 

Nuôi trồng thủy sản thâm canh phát thải thấp đáp ứng cả về nhu cầu tiêu thụ lẫn môi trường
Ảnh: National Geographic.



Khí thải CO2

Trong số ba khía cạnh quan trong của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản thì nuôi cá có vây (cá hồi và cá ngừ) có lượng khí thải nhà kính lớn nhất so với nuôi hai mảnh vỏ và rong biển – 3271kg CO2e trên một tấn trọng lượng ướt. 

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ước tính lại rằng lượng khí thải từ sản xuất mảnh vỏ nằm trong khoảng từ 5 – 1874kg CO2e trên một tấn trọng lượng ướt. Đối với nuôi trồng rong biển vẫn ở mức thấp nhất dao động từ 11.4 – 28.2 kg CO2e mỗi tấn.

CO2e là carbon dioxide tương đương (Carbon dioxide equivalent) được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu bởi một loại khí nhà kính cụ thể như là một hàm của lượng hoặc nồng độ khí carbon dioxide phát ra.

Giải pháp giảm phát thải

Để giảm thiểu lượng khí thải nên giảm lượng sử dụng nhiên liệu tại trang trại trong các hoạt động nuôi trồng rong biển, hai mảnh vỏ và cá có vây. Cụ thể là chuyển sang các nguồn năng lượng phát thải thấp và nhiên liệu sinh học – các vật liệu xây dựng bền vững.

Trong nghề nuôi cá có vây, chuyển từ dầu diesel sang khí đốt tự nhiên đã được nghiên cứu có thể làm giảm 85% lượng khí thải oxit nito khí nhà kính từ cá hồi nuôi và 20% lượng khí thải CO2.

Lượng khí thải từ việc sử dụng năng lượng trong trang trại bằng cách sử dụng hạt nhân thấp hơn bốn lần so với điện tạo ra từ than đá. Việc chuyển đổi nguồn năng lượng của một quốc gia phụ thuộc vào ngân sách, thị trường và nguồn lực có thể chi trả cho nhiên liệu sinh học. 

Để giảm thiểu lượng khí thải nên giảm lượng sử dụng nhiên liệu tại trang trại trong các hoạt động nuôi trồng rong biển
Ảnh: nioz.nl


Giảm phát thải trong nuôi cá có vây

Việc lựa chọn địa điểm nuôi là chìa khóa để hạn chế khí nhà kính trong nghề nuôi cá có vây ven biển, nên tránh khu vực cỏ biển và các môi trường sống nhạy cảm với cacbon. Trong trường hợp không thể tránh được hoàn toàn, có thể thường xuyên chuyển đổi vị trí cơ sở hạ tầng trong khu vực trang trại rộng lớn hơn. Bởi vì nếu các đồng cỏ biển bị biến mất, việc phục hồi có thể mất nhiều thập kỷ và có thể không xảy ra – theo nhận định của các nhà nghiên cứu. 

Một khía cạnh khác để giảm phát thải khí nhà kính nằm trong khâu quản lí thức ăn cho cá – hướng đến khai thác các loài cá cần ít thức ăn hơn hoặc thay đổi thành phần thức ăn để giảm tối đa hiện tượng phú dưỡng. 

Hạn chế và bù đắp lượng khí thải 

Trong hoạt động nuôi trồng và khai thác hai mảnh vỏ có thể dẫn đến rủi ro xáo trộn đáy biển và mất cỏ biển.  Theo các nhà nghiên cứu – thu hoạch thủ công đối với nuôi trồng thủy sản là hoạt động ít có khả năng làm ảnh hưởng đến cỏ biển và nguồn carbon bị chôn vùi nhất. 

Một yếu tố khác cần xem xét trong nghề nuôi hai mảnh vỏ là khối lượng đáng kể của chất thải vỏ giàu carbon (chiếm 11.9 triệu tấn mỗi năm). Việc tận dụng vỏ cũng là một giải pháp rẻ và bền vững cung cấp nguồn tài nguyên dồi dào cho ngành xây dựng vì chúng có thể biến thành canxi carbonat hoặc canxi oxit.

Nuôi trồng và khai thác hai mảnh vỏ có thể dẫn đến rủi ro xáo trộn đáy biển và mất cỏ biển

Đối với ngành nuôi trồng rong biển, việc tận dụng nguồn rong biển để làm thức ăn chăn nuôi đã được nhiều người quan tâm từ lâu như một biện pháp vừa giảm phát thải khí nhà kính vừa tăng thêm giá trị cho ngành thực phẩm chức năng (tùy từng loại rong biển). Hiện nay chỉ có một loại được chứng minh là có tác dụng giảm khí metan khi được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. 

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng không có giải pháp dễ dàng và nhanh chóng để tránh và bù đắp lượng khí thải trong nuôi trồng thủy sản. Thay vào đó mỗi lĩnh vực có những tương tác khác nhau với môi trường biển xung quanh và các hoạt động thực hành mang lại cơ hội giảm cũng như tránh phát thải khí nhà kính.

Nguồn: tepbac.com